Kích thước giếng trời hợp lí và diện tích tối thiểu của giếng trời

Tư vấn

Tư vấn

Kích thước giếng trời hợp lí và diện tích tối thiểu của giếng trời

Ngày đăng : 01/11/2018 - 9:11 PM

Kích thước giếng trời hợp lí

Trong kiến trúc, kích thước giếng trời thông thường được thiết kế với diện tích không quá lớn, chỉ khoảng từ 4 – 6m2 để tránh ảnh hưởng đến diện tích của tổng quan căn nhà. Như vậy, để tạo được một không gian mát mẻ, thoáng rộng cho ngôi nhà thì kích thước giếng trời và không gian sinh hoạt cần phải theiets kế hợp li, hài hòa với nhau.

 

Kết quả hình ảnh cho giếng trời

 

 

Theo đó, mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian của ngôi nhà sẽ chịu nhiều ảnh hưởng đến từ giếng trời. Kích thước giếng trời hợp lí theo quy luật sẽ phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn ( đối với phòng có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn (phòng có ít của sổ).

Diện tích tối thiểu của giếng trời

Sẽ có rất nhiều người đặt ra những câu hỏi về diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu, nhất là đối với những mẫu nhà có diện tích nhỏ và cần phải tận dụng triệt để, để phục vụ cho không gian sinh hoạt.

 

Như vậy, theo quy định của kiến trúc thì diện tích tối thiểu của giếng trời sẽ là 450 x 450, đủ để cơ thể một người lên xuống. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế thì kiến trúc sư sẽ trình bày tận dụng tối đa kích thước giúp mức độ thoáng sáng của ngôi nhà đạt sự tối ưu nhất.

Ví dụ như đối với ngôi nhà có chiều dài từ 10m trở lên thì quý vị mới có thể lắp đặt giếng trời có độ rộng khoảng 1 – 2m và còn tùy thuộc vào độ cao của trần nhà để điều chỉnh kích thước ( trần nhà càng cao thì kích thước giếng trời có thể điều chỉnh càng rộng).

Ngoài ra, vị trí và cách thực đặt giếng trời cũng cần phải được chú ý sao cho hợp với phòng thủy, và cảnh quan của ngôi nhà. Thông thường giếng trời thường được bố trí ở các khu vực trung tâm, cầu thang, phòng ăn, phòng bếp… tất nhiên tùy vào từng kiến trúc quý vị sẽ đưa ra những phương án thiết kế bố trí hợp lí nhất.

Một số thông tin khác về giếng trời

Trong kiến trúc, thông thường giếng trời sẽ được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau ví dụ như hình chữ nhật, hình bầu dục, hình tam giác, hình chữ nhật, hình ống,…

Cấu tạo của giếng trời bao gồm:

  • Đáy giếng: ở tầng dưới cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ…
  • Thân giếng: chiếu sáng cho các tầng bên trên.
  • Đỉnh giếng: có mái kính và hệ khung mái. Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt.

Công năng giếng trơi đem lại trong kiến trúc:

  • Tại sự thông thoáng cho không gian nhà
  • tiếp kiệm năng lược, chi phí và lưu thông không khí
  • Giúp ngôi nhà lấy gió mát từ thiên nhiên và tạo ra được sự điều hòa
  • Mang lại sự kết nối giữa không gian bên trong ngôi nhà và bên ngoài giúp cuộc sống gần gũi với thiên nhiên hơn.
  • Tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.

3 lưu ý khi thiết kế giếng trời:

  • Bề mặt tường giếng trời nên sử dụng vật liệu cách âm.
  • Tính toán thiết kế mái che của giếng hợp lí.
  • Nên lắp thêm hệ thống rèm trần dưới mái riêng để che nắng, giảm thiểu sự nóng bức.

Hi vọng những thông tin chia sẽ ở trên sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn và dễ dàng hơn trong quá trình thiết kế, bố trí giếng trời cho mẫu nhà đẹp,

Kích thước giếng trời hợp lí và diện tích tối thiểu của giếng trời